Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Các dạng lưu trữ

Trong cuộc sống và công việc có rất nhiều thứ chúng ta cần lưu tâm, tích trữ, tạo nên một kho dữ liệu vô cùng khổng lồ. Dữ liệu ở đây là tất cả các hình thức như hình ảnh, văn bản, video...Thời gian càng trôi đi thì chúng ta càng có nhiều thứ để tích lũy, lưu trữ. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là lưu trữ ở đâu, lưu trữ như thế nào, lưu trữ cái gì bằng cái gì?.. để làm sao cho dữ liệu của chúng ta an toàn, nguyên vẹn và được lâu dài. Trong bài viết này chúng ta sẽ bàn về các hình thức lưu trữ dữ liệu đang tồn tại phổ biến.

1.      Lưu trữ bằng máy tính cá nhân

Đây có thể nói là hình thức phổ biến nhất đối với mọi người. Máy tính cá nhân có dung lượng đủ để người dùng cất giữ những dữ liệu thường dùng với dung lượng nhỏ ví dụ như hình ảnh kỷ niệm, những folder tài liệu thường dùng, những video hay, hấp dẫn. Với một máy tính cá nhân với dung lượng lưu trữ khoảng 500GB thì bạn có thể thoải mái lưu trữ những thứ mình cần. Tiện lợi, nhanh gọn và tương đối an toàn, đây là cách lưu trữ phổ biến nhất đối với mọi người, đặc biệt là sinh viên, học sinh và những người mới đi làm khi lượng dữ liệu lưu trữ còn ít và khả năng để sở hữu những công cụ lưu trữ cũng hạn chế vì tài chính.

2.      USB

USB là viết tắt của Universal Serial Bus, là một chuẩn kết nối đa vị đối với máy tính, liên kết các thiết bị lưu trữ với nhau hoặc liên kết USB với các thiết bị lưu trữ. Đây là thiết bị nhỏ gọn, dễ mang theo và dễ sử dụng, được ưa chuộng bởi đa số người dùng. Hiện tại USB có dung lượng cao nhất lên tới 64 GB giá dao động 1 triệu đồng. Giá của USB thường tăng theo dung lượng. Với đa số người dùng thì USB 2GB - 8GB được sử dụng phổ biến.

3.      Ổ cứng

Có thể nói ổ cứng là một thiết bị lưu trữ ở cấp cao hơn của USB. Một khi dư dả về tiền bạc hoặc nhận thấy sự an toàn cao hơn cần thiết cho dữ liệu của mình đang lưu trên máy tính cá nhân thì mọi người thường nghĩ tới ổ cứng coi như một công cụ lưu trữ thứ 2 ngoài máy tính. Bằng cách lưu một bản backup những thứ cần sự an toàn cao vào ổ cứng ngoài, cất ở một nơi an toàn thì mọi người có thể yên tâm rằng dữ liệu của mình không bị mất mát. Hơn nữa việc truy xuất dữ liệu từ ổ cứng cũng rất dễ dàng. Một lợi ích khác của ổ cứng là bạn có thể di chuyển dữ liệu từ nới này đến nơi khác để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Tuy nhiên, giá của một ổ cứng ngoài tương đối cao, trung bình 2-3 triệu thì bạn mới mua được 1 ổ cứng đảm bảo với dung lượng 1TB - 2TB.

4.      Hosting

Ở một dạng khác của các dạng lưu trữ nói trên, hosting được sử dụng để lưu trữ dữ liệu có thể được chia sẻ trực tuyến nhờ kết nối mạng internet. Ví dụ như dữ liệu của một website hoặc 1 phần mềm. Cung cấp khả năng chia sẻ nên hosting đang được các webmaster sử dụng rất nhiều, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp thương mại điện tử phát triển, bùng nổ sự ra đời của các website, phần mềm online... 
Hình ảnh 1: Dịch vụ lưu trữ hosting
Hosting phù hợp với lượng dữ liệu có dung lượng thấp, mức độ phức tạp thấp và người dùng ở trình độ kỹ thuật trung bình.

5.      VPS

Đây là cấp độ cao hơn của hosting và thấp hơn dạng lưu trữ bằng máy chủ mà chúng ta sắp bàn đến ở mục 6. VPS là server ảo riêng, người dùng VPS có tài khoản riêng để quản lý dữ liệu của mình, upload, download dữ liệu lên VPS theo ý muốn. Tuy là dạng ảo của server, VPS cũng được thể hiện dưới dạng các thông số chính như RAM, CPU, băng thông, lưu lượng lưu trữ... Và một điều đặc biệt là các thông số này có thể được nâng lên dễ dàng chỉ bằng vài thao tác của các kỹ thuật viên của các nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ VPS Cloud đang rất phát triển và trở thành công cụ lưu trữ hữu hiệu cho các IT để chạy các dịch vụ như website có lượng truy cập cao, dung lượng lớn, các loại phần mềm...hoặc chỉ để lưu trữ offline các dữ liệu cần thiết.

6.      Server

Đây là cấp cao nhất của lưu trữ ở thời điểm hiện tại. Thường được dùng cho các tập đoàn, công ty lớn để lưu trữ và chạy dịch vụ, server đòi hỏi sự đầu tư lớn về cả tiền bạc và nhân lực quản lý. Vì lý do đó mà việc thuê server của những nhà cung cấp lớn đang là xu thế. Họ có công nghệ, có hệ thống hiện đại cũng như nguồn kỹ thuật viên quản trị giàu kiến thức và kinh nghiệm có thể quản lý và xử lý các vấn đề thường gặp giúp server hoạt động tốt.
Hình ảnh 2: Lưu trữ bằng máy chủ chất lượng cao.
Một server có thể lưu trữ lượng dữ liệu lên tới hàng TB, việc nâng cấp và kết nối server cũng có thể thực hiện được. Các tập đoàn lớn trên thế giới có hẳn một datacenter với đủ các tiêu chuẩn về hệ thống như làm mát, phòng cháy nổ, hệ thống bảo mật... để chứa server lên tới hàng trăm nghìn server. Các hãng server đang được ưa chuộng tại Việt Nam có thể kể ra là HP, SuperMicro, Dell, IBM với các cấu hình và mức giá khác nhau.
Tóm lại, công nghệ càng phát triển thì các thiết bị lưu trữ càng phát triển đáp ứng nhu cầu của người dùng. Trong tương lai, hy vọng rằng chúng ra sẽ được sử dụng nhiều thiết bị lưu trữ tốt hơn với giá thành rẻ hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét