Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Các công cụ nghiên cứu web hosting.


Tôi đã tập hợp một danh sách những công cụ mà những người sử dụng dịch vụ web hosting cần hàng ngày để nghiên cứu cũng như quản lý server, VPS hoặc hosting của mình.  Những công cụ này không chỉ giúp bạn có thông tin đầy đủ về các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ mà nhờ chúng bạn có thể kiểm soát cũng như phát hiện các vấn ddeefe có thể xảy ra với loại hình lưu trữ của bạn.
Tôi sẽ sử dụng website của công ty Gdata như một ví dụ xuyên suốt các thực hành dưới đây. Website đó là http://gdata.com.vn/ có IP là: 123.30.240.91

1.     Tìm địa chỉ IP của 1 website.

Nếu bạn cần tìm địa chỉ IP của 1 website, có một số cách để thực hiện được việc này. Tuy nhiên tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để có được địa chỉ IP của một website. Một khi đã biết được IP của website đó có nghĩa là bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn về website ví dụ như ai sở hữu địa chỉ IP, có những site nào được lưu trữ cùng với địa chỉ IP đó
  • DomainTools.com/Whois.sc: Nếu bạn muốn tìm địa chỉ IP của gdata.com.vn, bạn đánh đường link sau và trình duyệt: http://whois.sc/gdata.com.vn  sau đó click vào tab ‘’Server Stats ‘’.
  • IntoDNS.com: Gõ website của bạn vào hộp và ấn Report, kéo xuống để thấy IP bạn cần tìm.
Bài viết liên quan: Địa chỉ IP là gì?

2.     Tìm vị trí/quốc gia nơi một website được lưu trữ.

Sử dụng cách sau để tìm vị trí: Lưu ý rằng phương pháp này không đảm bảo đúng 100%:
  • DomainTools.com/Whois.sc: Tôi sẽ sử dụng website Gdata.com.vn làm ví dụ: Gõ http://whois.sc/gdata.com.vn, sau đó click vào tab: ''server stats''. Bạn sẽ nhìn thấy vị trí/quốc gia của địa chỉ IP dưới ‘’IP location’’.
  • IPligence.com: Sử dụng gdata.com.vn làm ví dụ, bạn có thể nhìn thấy địa chỉ IP được liệt kê cho website này là: Hà Nội, Việt Nam. Nó sẽ hiển thị chính xác tên thành phố và quốc gia chứ nếu là địa chỉ văn phòng hoặc datacenter thì độ chính xác sẽ giảm đi.

3.     Bao nhiêu site được lưu trữ trên 1 địa chỉ IP nhất định.

Nó là hữu ích để tìm xem bao nhiêu sitr được lưu trữ trên 1 địa chỉ IP nhất định hoặc những website nào được lưu trữ cùng một IP của bạn.

4.     Platform/Webserver được sử dụng để lưu trữ 1 website:

Đây là cách đơn giản để tìm ra những chi tiết nền tảng/webserver nào mà website đang sử dụng:

5.     Kiểm tra thời gian/tốc độ tải của 1 website:

Có nhiều công cụ để kiểm tra tốc độ tải của 1 website, tuy nhiên cách nhanh và dễ nhất mọi người thường sử dụng là:

6.     Ping một website từ nhiều địa chỉ khác nhau, kiểm tra khả năng truy cập của 1 website (ví dụ vấn đề mạng chẳng hạn):
Công cụ dưới đây sẽ ping một website từ một nhóm các địa chỉ khác nhau, nó cũng là công cụ tuyệt vời để xem tốc độ từ 1 trong các vị trí này và xem liệu website đang có vân đề mạng từ 1 vài vị trí hay tất cả các vị trí:

7.     Thể hiện lộ trình tới 1 website từ 1 vị trí hoặc quốc gia nhất định:

Sử dụng một tiến trình từ những vị trí khác nhau, bạn có thể tìm ra khả năng tiếp cận website là như thế nào. Nó có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiều vấn đề mạng phức tạp hoặc để kiểm tra mạng của một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hoặc 1 website:
  • Traceroute.org: Chọn nơi bạn muốn chạy traceroute, chọn ‘’the ISP to use’’, và sau đó gõ địa chỉ IP hoặc tên miền bạn muốn theo dõi. 

8.     Liệu website đang chết hoặc bạn đang có vấn đề mạng?

Đây là cách tốt để tìm ra một công ty lưu trữ hoặc website đang có vấn đề hoặc nó có vấn đề với nhà cung cấp ISP/internet của bạn:

9.     Thông tin DNS trên domain/host nhất định:


Nó là tuyệt vời để sử lý sự cố các vấn đề liên quan đến DNS, hoặc đào sâu hơn vào quá trình làm việc của những website hoặc hosting của những website đó:
  • IntoDNS.com: Chỉ việc gõ tên miền và xem kết quả trên tên miền. IntoDNS cung cấp một loạt các thông tin liên quan DNS trên tên miền đó.

10.  Reverse IP information (reverse DNS/RDNS, etc):

Nó là hữu ích trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến mail server:
  • DomainTools.com/Whois.sc: Eg: 123.30.240.91 và kiểm tra “Resolve Host” để tìm ra RDNS, sau đó kiểm tra mục the reverse IP để biết thông tin chi tiết về những site khác được lưu trữ trên cùng 1 IP. 

11.  Thông tin về chủ sở hữu 1 địa chỉ IP:

Ai đang sở hữu một địa chỉ IP nhất đinh? Có một vài công cụ để tìm ra câu trả lời nhưng dưới đây là cách đáng tin cậy nhất:
  • DomainTools.com/Whois.sc: Eg: http://whois.sc/123.30.240.91 và kiểm tra đoạn text lớn dưới bảng thông tin. Bạn sẽ nhìn thấy ai sở hữu địa chỉ IP. Trong trường hợp cụ thể này chính là Viet Nam Ha Noi Vietnam Data Communication Company.


12.  Server names của 1 tên miền:

Nó là hữu ích để giải quyết hoặc tìm ra nơi DNS được lưu trữ cho 1 tên miền nhất định:

13.  Tên miền bao nhiêu tuổi?

Có một vài cách để tìm ra tuổi của tên miền, có cách tìm ra bằng cách kiểm tra domain được đăng ký khi nào, cách khác thì kiểm tra domain được index trên internet khi nào.
  • DomainTools.com/Whois.sc: Eg: http://whois.sc/gdata.com.vn và đi tới thông tin kết quả chi tiết, bạn sẽ nhìn thấy domain được đăng ký khi nào.
  • Archive.org: Gõ domain vào the Way Back Machine field, và chọn “Take Me Back”. Eg: http://web.archive.org/web/*/http://www.gdata.com.vn – bạn có thể thấy tên miền gdata.com.vn được xuất hiện đầu tiên năm 2011 khi domain lần đầu tiên được đăng ký. Và nó được sở hữu bởi Công ty Cổ phần dữ liệu toàn cầu kể từ đó đến nay. 

14.  Website trông như thế nào cách đây X năm?(lịch sử của internet)

Mọi người muốn biết 1 website nhất định trông như thế nào cách đây 2 năm, 10 năm. Gdata sẽ chỉ cho bạn cách làm:

Ví dụ: http://web.archive.org/web/20140813073039/http://gdata.com.vn/ - bạn sẽ nhìn thấy giao diện của website gdata.com.vn ngày 13 tháng 8 năm 2014. Thật tuyệt vời đúng không nào!

15.  Hosting và lịch sử sở hữu của 1 tên miền:

  • DomainTools.com/Whois.sc: Eg: http://whois.sc/gdata.com.vn - kiểm tra “Whois History” và click vào “XXX records”, ở đây bạn sẽ nhìn thấy lịch sử sở hữu và lịch sử lưu trữ của tên miền. Đây là một tính năng mất phí và bạn cần trả phí để tiếp cận các thông tin này.  

Hy vọng rằng phần hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về website cũng như những thông tin liên quan.
Nếu bạn có công cụ nào hay hơn để nghiên cứu web hosting. Hãy cho Gdata biết bằng cách gửi mail tới địa chỉ thu@gdata.com.vn.
Xin cám ơn!

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Tích hợp lên đám mây - Đám mây công cộng




Đám mây công cộng


Đơn giản chỉ cần tải lên, một đám mây công cộng là một hình thức của điện toán đám mây mà nó ở trong một môi trường có nhiều người thuê dùng chung nơi mà bạn mua một phần của máy chủ mà người thuê khác hoặc khách hàng khác cũng đang sử dụng. Đám mây công cộng được cung cấp như một dịch vụ thông qua Internet qua một nhà cung cấpdịch vụ lưu trữ điện toán đám mây, người mà chịu trách nhiệm cho các cơ sở hạ tầng vật lý. Người thuê có thể chia sẻ cơ sở hạ tầng như dữ liệu của từng người thuê và việc sử dụng ứng dụng được tách biệt chỉ để người dùng được ủy quyền mới được phép truy cập.

Ưu điểm của đám mây công cộng

Giảm Chi phí: Cũng như với bất kỳ dịch vụ cung cấp điện toán đám mây nào, hiệu quả chi phí là một trong những lợi thế lớn. Điều này đặc biệt đúng với các đám mây công cộng. Các tổ chức có thể thực hiện cắt giảm đáng kể ngân sách CNTT của họ, vì họ không phải mua trả trước các phần cứng vật lý. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền trên chi phí vốn của các phần cứng, mà nó còn tiết kiệm chi phí hoạt động bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ là người chịu trách nhiệm về chi phí năng lượng hàng ngày để chạy các phần cứng và chi phí không gian để chứa các thiết bị. Các mô hình chi tiêu tùy khả năng cho dịch vụ điện toán đám mây công cộng cho phép các tổ chức chỉ trả tiền cho những gì họ sử dụng.
Bảo trì miễn phí: việc bảo trì cơ sở hạ tầng đối với các nhân viên CNTT của tổ chức có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là khi kết hợp với việc phải quản lý tất cả các nhiệm vụ khác của họ. Đám mây công cộng được thiết kế để giảm bớt trách nhiệm của các nhân viên IT. Với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây thì việc duy trì phần cứng vật lý tại trang web của họ tạo điều kiện cho các nhân viên CNTT có nhiều thời gian để cập nhật và phát triển các công nghệ mới cho công ty của họ.
Dễ triển khai: Bằng cách sử dụng một môi trường ảo cho phép các tổ chức có thể giảm một cách đáng kể thời gian cần thiết để triển khai và định cấu hình lại . Với cơ sở hạ tầng không được ảo hóa, thời gian để triển khai hoặc định cấu hình lại có thể mất hàng giờ hoặc có thể là nhiều ngày để thiết lập và hoạt động thì so với một cơ sở hạ tầng ảo hóa có thể được thực hiện chỉ trong vài phút. Đây là một lợi ích quan trọng nếu bạn phải trải qua trường hợp máy chủ bị sập bởi vì với mỗi phút máy chủ bị sập, doanh nghiệp của bạn có khả năng sẽ mất tiền. Với một giải pháp điện toán đám mây công cộng, nếu bạn bị rơi vào tình huống máy chủ bị sập bạn có thể tải một bản sao của máy chủ đó lên trong vòng vài phút.
Quyền sở hữu linh hoạt: Hầu hết các nhà cung cấp lưu trữ đám mây công cộng sẽ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng mà không cần một hợp đồng nào. Điều này cho phép các tổ chức có thể linh hoạt hơn với cơ sở hạ tầng và chi phí của họ cũng như một cơ hội để đánh giá chi phí của các dịch vụ đám mây công cộng của những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ khác. Trong khi người ta không khuyến khích việc mua sắm dựa trên giá cả, việc cập nhật liên tục kiến thức của bạn về các dịch vụ đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ khác không phải là một ý tưởng tồi. Hãy nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, chi phí rẻ nhất có liên quan trực tiếp đến các loại dịch vụ khách hàng và hỗ trợ mà bạn sẽ nhận được từ công ty.

Nhược điểm của đám mây công cộng

Dịch vụ điện toán đám mây công cộng là rất phổ biến vì những lợi ích nêu trên; Tuy nhiên, có những nhược điểm riêng biệt được ghi nhận khi xem xét các dịch vụ đám mây công cộng. Với việc giảm chi phí liên quan do việc không phải mua các phần cứng vật lý, điều này cũng đi kèm việc thiếu kiểm soát. Các nhà cung cấp sở hữu và bảo trì các thiết bị mà tổ chức của bạn sử dụng, do đó có nghĩa rằng các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đang kiểm soát dữ liệu của họ.
Các tổ chức được hưởng lợi từ việc sử dụng một môi trường chung nơi mà chi phí được phân bố đều cho các người thuê trên máy chủ. Tuy nhiên, với môi trường chung này, vấn đề về độ trễ thường hay xảy ra. Điều này có thể không ảnh hưởng đến tất cả người thuê dịch vụ đám mây, và nếu bạn là một doanh nghiệp đang sử dụng các đám mây công cộng để lưu trữ và truyền một lượng lớn dữ liệu thì bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề độ trễ.

Ai là người xem xét các giải pháp cho đám mây công cộng?

Trong khi mọi tổ chức đều có cách riêng độc đáo của họ để xúc tiến kinh doanh và xác định cơ sở hạ tầng CNTT tốt nhất cho nhu cầu của họ, dịch vụ đám mây công cộng chỉ có thể giảm chi phí, linh hoạt, và dễ dàng triển khai. Dịch vụ đám mây công cộng có thể là lựa chọn tốt nhất cho các tổ chức đang tìm cách cắt giảm chi phí CNTT và không phải lo lắng về việc bảo trì phần cứng đang được sử dụng. Tổ chức có thể sử dụng vốn cho các khía cạnh khác của doanh nghiệp như: tiếp thị hoặc bán hàng chứ không phải mua phần cứng vật lý. Nếu bạn là một tổ chức với một phòng ban IT ít nhân viên thì dịch vụ đám mây công cộng có thể phù hợp cho bạn bởi vì việc bảo trì các máy chủ là trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ,điều này sẽ giải phóng nhiều thời gian hơn cho nhân viên IT của bạn để tập trung vào các nhiệm vụ khác.
Cuối cùng thì, những gì công ty bạn coi trọng nhất là những gì nên được đánh giá khi lựa chọn các dịch vụ đám mây chính xác. Sự linh hoạt, kiểm soát, chi phí, và dễ triển khai là tất cả các tính năng quan trọng mà mỗi công ty cần nhận biết và xác định được cái nào họ mong muốn nhất.
Chuyển sang  phần ba của "tích hợp lên đám mây," nơi mà chúng ta sẽ thảo luận về loại điện toán đám mây hỗn hợp.
Bài viết liên quan: Điện toán đám mây là gì?


Tích hợp lên đám mây - đám mây tư nhân, đám mây riêng

Những lợi ích về chi phí và hiệu quả của việc lưu trữ trên đám mây là không thể chối bỏ, và bất cứ ai trong ngành công nghiệp kỹ thuật cũng có thể đã đọc bài báo sau khi bài báo mời chào về điện toán đám mây như là giải pháp cho tổ chức của bạn. Đó có lẽ không phải là một quyết định về việc liệu bạn sẽ di chuyển các nguồn lực của mình lên đám mây hay không, mà là sự lựa chọn lưu trữ đám mây nào phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của bạn nhất. Trong loạt bài gồm ba phần này, "tích hợp lên đám mây," chúng tôi sẽ thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của các đám mây riêng, đám mây công cộng, và đám mây lai và để giúp xác định giải pháp nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Đám mây cá nhân

Đơn giản chỉ cần tải lên, một đám mây riêng là một dạng của điện toán đám mây dựa trên cơ sở hạ tầng phần cứng chuyên dụng, được bảo vệ bởi tường lửa và cung cấp cho bạn sự linh hoạt, an ninh, và kiểm soát. Có hai biến thể của các đám mây riêng:
Tại trụ sở: Loại đám mây này, mà cũng có thể được gọi là một "đám mây nội bộ hoặc công ty," được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu nội bộ của một tổ chức. Với loại đám mây cá nhân này, các doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho chi phí vốn của các cơ sở hạ tầng, bao gồm cả phần cứng, không gian, năng lượng, và làm mát. Tuy nhiên, trong mô hình này, các doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát và tính linh hoạt của cơ sở hạ tầng và các biện pháp an ninh.
Ngoài trụ sở: Loại đám mây riêng này được lưu trữ bởi một nhà cung cấp bên thứ ba, người tạo điều kiện cho tất cả các phần cứng vật lý, không gian, năng lượng, và làm mát. Trong khi mô hình này cung cấp một cách tiếp cận hiệu quả chi phí hơn so với mô hình tại trụ sở, bạn sẽ không có cùng mức độ kiểm soát và tính linh hoạt.

Ưu điểm của đám mây riêng

An ninh: Một trong những lợi ích của các giải pháp riêng biệt đối với bất kỳ tổ chức nào đó là an ninh. Mặc dù an ninh điện toán đám mây đã phát triển theo cấp số mũ trong vài năm qua, các giải pháp riêng biệt vẫn đủ khả năng bảo mật tốt nhất có thể, vì dữ liệu của tổ chức được bảo đảm và kiểm soát chặt chẽ trên các máy chủ mà công ty khác không có quyền truy cập. Miễn là bạn hiều biết và được đào tạo về quá trình bảo vệ điện toán đám mây hiệu quả thì dữ liệu sẽ cực kỳ an toàn.
Tiết kiệm chi phí: Một trong những lý do chính mà các công ty đang lựa chọn để chuyển sang một số loại giải pháp điệntoán đám mây đó là tiết kiệm chi phí. Nếu bạn quyết định sử dụng lưu trữ từ một nhà cung cấp bên thứ ba, doanh nghiệp của bạn có thể tiết kiệm cho việc nâng cấp, phần cứng, và chi phí bảo trì liên tục vì nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí này. Hãy nghĩ về điều này như thuê một chiếc xe một ngày nọ, bạn sử dụng chiếc xe cho những gì bạn cần và công ty xe chịu trách nhiệm cho việc bảo trì.
Dự phòng: Đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của bạn luôn luôn phát triển và việc hoạt động là một khía cạnh quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Với bất kỳ loại thời gian chết doanh nghiệp của bạn có thể mất hàng ngàn đô la mỗi phút và cùng với nó bạn cũng có thể mất đi uy tín và khách hàng của bạn. Với các đám mây riêng, bạn có thể thiết kế các môi trường hoạt động của bạn với càng nhiều khả năng dự phòng như bạn muốn.
Khả năng mở rộng: cơ sở hạ tầng của bạn cũng tốt như khả năng để mở rộng hay thu hẹp nguồn tài nguyên của bạn với thời gian tối thiểu. Đám mây riêng cho phép bạn ngay lập tức tạo ra một máy chủ tùy chỉnh theo những yêu cầu mong muốn của bạn. Giống như kho lưu trữ của bạn, việc sử dụng CPU hoặc bộ nhớ của bạn tăng hay giảm, bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang sử dụng chỉ những gì bạn cần và khi bạn cần nó.

Nhược điểm của đám mây riêng

Các giải pháp riêng cung cấp các lợi ích an ninh và kiểm soát mạnh mẽ, nhưng tốn chi phí nhiều hơn so với các giải pháp công cộng. Đám mây cá nhân đòi hỏi các tổ chức đầu tư vào phần mềm và cơ sở hạ tầng nếu họ đang sử dụng các biến thể trên trang web của đám mây riêng. Bạn cũng sẽ phải đối phó với những khó khăn vốn có trong quyền sở hữu, trong đó liên quan đến việc ra quyết định về mua bán cho thuê, theo dõi hàng tồn kho kỹ thuật cho mục đích thuế, và khấu hao chi phí qua các năm.

Ai nên cân nhắc giải pháp đám mây riêng

Trong khi tất cả các tổ chức đều có cách độc đáo riêng của họ trong việc tiến hành kinh doanh và xác định cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất phù hợp cho nhu cầu của họ, thì đám mây cá nhân có tất cả về an ninh, kiểm soát, và các nguồn lực chuyên dụng của riêng bạn thay vì chia sẻ CPU, RAM, đĩa và băng thông.
Đối với tổ chức cung cấp các ứng dụng hoặc dữ liệu như là lĩnh vực kinh doanh chính của họ, thì việc lưu trữ đám mây riêng sẽ bảo vệ tài sản kinh doanh có giá trị. Nếu công ty của bạn đủ lớn để đảm bảo các giải pháp thế hệ tiếp theo trên cơ sở hiệu quả và phù hợp, vậy thì đám mây riêng có thể là một lựa chọn tốt.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Giảm điện năng tiêu thụ của máy chủ

Các máy chủ ở những trung tâm dữ liệu tiêu tốn một lượng năng lượng đáng kể. Lý do là các máy chủ này được triển khai và định cấu hình dành cho các tình huống đòi hỏi năng suất, hiệu suất và độ bền cao, thông thường sẽ phải đánh đổi bằng hiệu quả sử dụng. Những khoản tiêu tốn không cần thiết như vậy sẽ làm gia tăng chi tiêu vốn và chi phí hoạt động, và có thể làm cho các nguồn lực giới hạn bị cạn kiệt (đặc biệt là điện và không gian), do đó tạo ra một tình huống mà công ty có thể sẽ phải làm là phát triển rộng thêm trung tâm dữ liệu của mình.  
Tuy nhiên, có một vài bước mà các nhà quản lý CNTT có thể (và nên) làm để cải thiện hiệu quả chung của máy chủ - đôi khi rất hiệu quả - mà không cần phải tác động tiêu cực vào công suất, năng suất và độ bền. Sau đây là 4 bước có thể thu được lợi nhuận cao nhất về khoản tiền đầu tư.

Củng cố và ảo hóa càng nhiều máy chủ càng tốt

Sử dụng máy chủ không hợp lý là một trong những nguồn tiêu tốn nhất trong hầu hết các trung tâm dữ liệu. Việc củng cố hoặc ảo hóa càng nhiều máy chủ càng tốt nhìn chung có thể gia tăng năng suất (thường là các máy chủ chuyên dụng) từ 10% đến khoảng 20 hoặc 30%. Việc cắt giảm đáng kể về chi phí vốn và chi phí hoạt động tạo động lực cho phần lớn các doanh nghiệp ảo hóa ít nhất một vài máy chủ của họ, và những doanh nghiệp hoạt động tích cực thì đã phát hiện ra một lợi ích to lớn khác: đó là, khả năng lấy lại được một số lượng đáng kể điện bị mất và không gian trên giá đỡ.

Liên tục cập nhật trữ lượng của máy chủ với lượng tải thực tế.

Ngay cả các cấu hình của máy chủ mà đượcảo hóa tốt nhất và được làm mới lại gần đây nhất cũng sẽ tiêu tốn điện trong những giai đoạn có nhu cầu sử dụng thấp. Tổng lượng điện tiêu thụ cho máy chủ có thể được giảm đến 50% bằng cách kết nối trữ lượng online (được đo lường theo cụm) với lượng tải thực tế hiện tại. Hệ thống Runbooks có thể được sử dụng để tự động hóa các bước liên quan đến việc thay đổi kích thước các cụm máy và loại bỏ hoặc kích hoạt lại các máy chủ, cho dù dựa theo một lịch trình đã được định trước hay là linh hoạt thay đổi phù hợp với lượng tải.
Các khoản tiết kiệm ở đây không hề nhỏ. Cả bộ năng lượng Mỹ và Gartner đều quan sát thấy rằng chi phí để cung cấp điện cho một máy chủ thông thường trong suốt dòng đời hoạt động của nó ngày nay có thể vượt quá chi phí vốn ban đầu. Gartner cũng lưu ý rằng nó có thể tiêu tốn hơn 50,000 đôla hằng năm để cung cấp điện cho một máy chủ loại giá đỡ. Vì thế việc giảm điện năng sử dụng khi máy chủ nhàn rỗi hoặc cụm máy chủ được sử dụng ít nắm giữ tiềm năng để tạo ra các khoản tiết kiệm đáng kể mà vẫn có thể tiếp tục đáp ứng mục tiêu năng suất của ứng dụng. Ngoài ra, việc quản lý linh hoạt có thể làm gia tăng trữ lượng ứng dụng nhiều hơn việc phân bổ cụm máy ban đầu, điều này giúp hỗ trợ các vấn đề về nhu cầu không lường trước được, và vì thế sẽ gia tăng một cách đáng kể độ tin cậy của ứng dụng.

Xác định lượng tiêu thụ điện năng thực tế dưới nhiều lượng tải khác nhau

Một cách rõ ràng khác để giảm lượng tiêu thụ điện đó là sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng. Vì thế, phần lớn các bộ phận CNTT đều đang bắt đầu cải thiện hiệu quả sử dụng điện khi tăng công suất hoặc trong quá trình làm mới chu trình kỹ thuật. Để giúp các quản lý CNTT thực hiện các quyết định tốt hơn, các phòng thí nghiệm Underwriters đã tạo ra một tiêu chuẩn hiệu suất mới (UL2640) dựa trên xếp hạng hiệu suất PAR4. PAR4 cung cấp một hệ thống chính xác trong việc xác định cả hiệu suất năng lượng thông thường và tuyệt đối dành cho cả các thiết bị mới và hiện tại.
Theo UL (Phòng thí nghiệm của Underwriters), “ Với việc ra đời một tiêu chuẩn mới, các chuyên gia CNTT lần đầu tiên có thể thực hiện những so sánh hợp lý giữa các máy chủ với nhau, tính toán tốt hơn tổng chi phí của việc sở hữu máy chủ, và thực hiện được các quyết định tốt hơn về vòng đời và việc quản lý các máy chủ của họ.” Để tính toán năng suất của máy chủ bằng cách sử dụng tiêu chuẩn UL2640, một bộ bài kiểm tra đạt chuẩn sẽ được thực hiện, trong đó bao gồm bài test về điện tăng đột biến, bài test về quy trình khởi động và sẽ có điểm. Kết quả điểm các bài test sẽ quyết định lượng điện tiêu thụ của máy chủ theo các lượng tải khác nhau, đồng thời đo lường những chuyển dịch mỗi watt tính trên giây, đây là một thước đo đặc biệt biệt có ý nghĩa để so sánh máy chủ cũ với máy mới, và giữa máy mới này với một máy chủ khác khi thực hiện quyết định mua sắm và cho phép các nhà quản lý trung tâm dữ liệu được sử dụng lượng điện tiêu thụ lý tưởng trên thực tế để phân bổ không gian và năng lượng.

Cân bằng lượng tải bằng cách “Theo sau mặt trăng”

Mặc dù nhiều doanh nghiệp ngày nay đang vận hành các trung tâm dữ liệu dự phòng để đáp ứng nhu cầu hoạt động liên tục, nhưng lại có rất ít doanh nghiệp tận dụng tối đa cấu hình mạnh mẽ này. Có nhiều trung tâm dữ liệu có vị trí chiến lược cho phép tải trọng của mình chuyển dịch sang những nơi mà điện năng ổn định và ít tốn kém nhất. Bởi vì điện năng luôn dồi dào và ít tốn kém nhất vào ban đêm (khi nhiệt độ không khí ngoài trời là thấp nhất), chiến lược “theo sau mặt trăng” như vậy có thể tạo ra nhiều khoản tiết kiệm đáng kể. Việc tích hợp các ứng dụng ảo hóa và tải trọng cân bằng với các trung tâm dữ liệu cho phép các quản lý có thể dịch chuyển và phân bổ công suất theo nhu cầu để tối đa hóa sự sẵn có của các ứng dụng trong khi tối thiểu hóa được năng lượng tiêu thụ và chi phí hoạt động. Chức năng tương tự cũng có thể được sử dụng trong quá trình đề nghị đáp ứng nhu cầu để hưởng lợi ích từ các ưu đãi tiện ích mà hỗ trợ cho sự ổn định của hệ thống lưới điện, cuối cùng sẽ tăng độ tin cậy của các ứng dụng.


 

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Địa chỉ IP là gì?

Trang web này được lập ra để giúp người dùng trên toàn thế giới không chỉ xác định địa chỉ IP của mình, mà còn có thể thay đổi địa chỉ IP,tra cứu địa chỉ IP của người khác, truy xuất email...Đặc biệt, với các lĩnh vực liên quan đến game trực tuyến, hỗ trợ công nghệ, sử dụng kết nối máy tính từ xa, phát hiện proxy... thì việc xác định địa chỉ IP đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thành lập một diễn đàn cho người dùng có thể tìm hiểu và giúp đỡ người khác những thắc mắc liên quan đến IP. 

Thế nào là một địa chỉ IP?

Một địa chỉ IP là một dãy số riêng biệt của mỗi thiết bị trực tuyến dùng để nhận biết và giao tiếp với các thiết bị trực tuyến khác thông qua mạng máy tính. Có thể hiểu nôm na quá trình này như việc nhận được thư đến địa chỉ nhà. Nếu so sánh mạng máy tính như thành phố mà bạn đang sinh sống, thì một địa chỉ IP cũng giống như một địa chỉ thư (địa chỉ nhà), thông tin không thể gửi hoặc nhận được bởi các thiết bị mà không có một địa chỉ cụ thể.

Kiểm tra tốc độ đường truyền

Một bài kiểm tra tốc độ internet sẽ hiển thị cho bạn kết quả tốc độ tải lên và tải về nhanh nhất trong quá trình kiểm tra từ vị trí của bạn đến vị trí của các máy chủ đích mà bạn chọn. TCP / IP  giảm dần theo khoảng cách, do vậy, bạn nên chọn các máy chủ gần nhất khi thực hiện các bài kiểm tra tốc độ internet này.

IP Address Lookup

The IP Address Lookup tool also referred to as IP Lookup, Lookup IP, Lookup IP Address, IP Address Location, IP Location, and IP Locator is designed to give you an idea of where your IP Address or the IP Address you lookup is located.
  

Truy xuất địa chỉ IP


Các công cụ truy xuất địa chỉ IP hay còn gọi là truy xuất IP, tìm kiếm địa chỉ IP, xác định địa chỉ IP, định vị IP là những công cụ được thiết kế để cung cấp tọa độ địa chỉ IP của bạn hoặc địa chỉ IP mà bạn tra cứu đang nằm ở đâu.

Vai trò của IP trong lĩnh vực lưu trữ

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ (server), VPS, hosting, chỗ đặt server... IP đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với server và VPS. Mỗi server, mỗi VPS sẽ có 1 IP riêng để phân biệt, như tên gọi của nó, không server hoặc VPS nào có quyền lấy IP đã sử dụng rồi. Còn đối với hosting, có thể nhiều hosting cùng chung 1 IP vì về kỹ thuật, hosting được chía ra từ 1 VPS hoặc server, 1 IP của 1 VPS hoặc 1 server dùng chung cho từ 10-50 hosting tùy cách chia của mỗi nhà cung cấp.
Trong bảng giá các dịch vụ cho thuê server, VPS, chỗ đặt server... đểu ghi cụ thể về giá IP. 
Các bạn có thể tham khảo thêm tại bảng giá các dịch vụ của Gdata:

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là gì?

Mọi người đều nói về "đám mây. " Nhưng nó có nghĩa gì ?
Các ứng dụng kinh doanh được chuyển tới các đám mây. Nó không chỉ là một trào lưu– mà trong suốt 10 năm qua, các chuyển đổi từ mô hình phần mềm truyền thống tới Internet đã dần có động lực phát triển.  Điện toán đám mây trong thập kỷ tới hứa hẹn những cách thức mới để cộng tác ở khắp mọi nơi, thông qua các thiết bị di động.

Cuộc sống trước trào lưu điện toán đám mây!!

Các ứng dụng kinh doanh truyền thống rất phức tạp và tốn kém. Số lượng và sự đa dạng của phần cứng và phần mềm đòi hỏi vận hành khá phức tạp. Bạn cần có một đội ngũ chuyên gia để cài đặt, kiểm tra, vận hành, đảm bảo an toàn, và cập nhật các ứng ụng đó.
Thật dễ dàng để chúng ta có thể thấy được lý do tại sao các công ty lớn nhất với các phòng ban IT tốt nhất không có được các ứng dụng họ cần khi chúng ta nỗ lực nhân lên qua hàng chục, hàng trăm ứng dụng khác nhau. Vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có cơ hội.
Hình ảnh: Đám mây lưu trữ

Điện toán đám mây : một giải pháp tốt hơn

Với điện toán đám mây, bạn sẽ không còn phải đau đầu vì bạn không cần quản lý phần cứng và phần mềm nữa - đó là trách nhiệm của một nhà cung cấp kinh nghiệm như Gdata . Các cơ sở hạ tầng được chia sẻ có nghĩa là chúng làm việc như một nhu cầu. Bạn chỉ phải trả cho những gì bạn cần , nâng cấp đều tự động, và mở rộng hay thu hẹp quy mô là điều dễ dàng . 
Các ứng dụng dựa trên đám mây có thể làm việc được trong vài ngày hoặc vài tuần và tốn ít chi phí . Với một ứng dụng điện toán đám mây , bạn chỉ cần mở một trình duyệt , đăng nhập, tùy chỉnh các ứng dụng , và bắt đầu sử dụng nó .

Các doanh nghiệp đang chạy tất cả các loại ứng dụng trong điện toán đám mây , như quản lý quan hệ khách hàng ( CRM ) , nhân sự, kế toán , và nhiều mảng khác nữa . Một số công ty lớn nhất thế giới đã chuyển các ứng dụng của họ tới Gdata với điện toán đám mây sau khi được kiểm tra một cách chặt chẽ về độ tin cậy cũng như cơ sở hạ tầng của chúng tôi.

Khi điện toán đám mây phát triển rộng rãi và phổ biến , hàng ngàn công ty đang thay đổi nhãn hiệu từ sản phẩm và dịch vụ không điện toán đám mây sang điện toán đám mây.  Luôn luôn tìm hiểu kỹ hơn khi đánh giá các dịch vụ đám mây và ghi nhớ rằng nếu bạn có thể mua và quản lý phần cứng và phần mềm, những gì bạn đang tìm kiếm không phải là điện toán đám mây thực sự mà là một đám mây giả.

Điện toán đám mây: Di động và hợp tác

Những cải tiến mới nhất trong điện toán đám mây đang làm cho các ứng dụng kinh doanh trở nên di động và mang tính hợp tác hơn tương tự như các ứng dụng phổ biến như Facebook và Twitter. Là người tiêu dùng, chúng ta mong đợi rằng những thông tin mà chúng ta quan tâm sẽ trở thành hiện thực, và các ứng dụng kinh doanh trong điện toán đám mây cũng đang đi đúng hướng. Với đám mây, bắt kịp với công việc của bạn dễ dàng như việc bắt kịp với trang cá nhân của bạn trên Facebook vậy.

Kết luận: 

Điện toán đám mây là gì? Tất cả mọi người trong thế giới công nghệ đang nói về nó ... và rất nhiều người trong giới kinh doanh đang quan tâm tới cùng một câu hỏi, "điện toán đám mây là gì, và nó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của tôi?"
Những cái lợi ích khác biệt và độc đáo của một kiến trúc điện toán đám mây mang đến cho các công ty trong môi trường kinh tế hiện nay là gì ?
Hãy cùng khám phá những cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và tác động của nó đối với các khu vực quan trọng như  công nghệ thông tin, an ninh, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ứng dụng kinh doanh, và nhiều hơn nữa.

Hầu hết các phòng ban IT buộc phải dành một phần đáng kể thời gian của mình vào việc thực hiện nghiêm túc, bảo trì, nâng cấp các dự án mà đã thường xuyên không tạo ra giá trị đáng kể sau cùng cho công ty. Các đội nhóm  IT đang nhanh chóng chuyển sang công nghệ điện toán đám mây để giảm thiểu thời gian dành cho các hoạt động có giá trị thấp hơn và cho phép CNTT tập trung vào các hoạt động chiến lược mang lại hiệu quả tốt hơn cho kinh doanh!!
Tìm hiểu thêm về điện toán đám mây tại đây.